MobiFone xóa tan định kiến về giá cước chuyển vùng quốc tế
Một thời gian dài người dùng di động Việt Nam luôn ghi nhớ: Phải tắt điện thoại khi ra nước ngoài. Bởi rất khó để kiểm soát cước phí chuyển vùng quốc tế. Nhiều khách hàng phàn nàn vì quên không tìm hiểu trước nên khi từ nước ngoài về phải "ngậm đắng nuốt cay" trả hàng triệu đồng cước phí mà không hiểu tại sao.
Hoàng Ngọc (Đống Đa – Hà Nội) cho biết: “Sau chuyến đi Châu Âu 3 ngày, mình không nhắn tin, gọi về hay nhận cuộc gọi nhưng vẫn nhận hóa đơn yêu cầu thanh toán 4 triệu tiền cước roaming. Khi khiếu nại mới biết quên không tắt 4G, vô tư lướt web, dùng Facebook, xem phim”.
Từ những nhầm lẫn “cay đắng” đó, rất nhiều người hiện nay khi đi du lịch đều quyết định tắt luôn điện thoại để tránh rủi ro. Song điểm yếu của việc không dùng chuyển vùng quốc tế là phải cất công mua sim bản địa, người thân trong nước không liên lạc được, giá cước data hay wi-fi ở nước ngoài cũng không hề rẻ.
Từ tháng 6/2017, Bộ TT&TT chính thức chấp thuận để các doanh nghiệp được chủ động quyết định giá cước chuyển vùng quốc tế của mình. Vì vậy, các nhà mạng đồng loạt tung ra nhiều ưu đãi cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế. MobiFone là nhà mạng đi đầu và được lòng khách hàng. Nhà mạng này nhanh chân cung cấp các gói cước trọn gói, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau như: gói riêng thoại và nhắn tin, gói data giá rẻ, gói sử dụng ở Châu Á, gói dành riêng cho khách hàng đến Châu Âu…
Chị Quỳnh Liên (Nhân viên Ngân hàng – Hà Nội) cho biết: “Dùng gói cước trọn gói của MobiFone an toàn vì khi sử dụng hết nhà mạng sẽ nhắn tin thông báo, muốn dùng thêm sẽ phải nhắn tin đăng kí lại. Như vậy mình dễ kiểm soát chi phí, không “chết ngất” khi nhận hóa đơn như trước”.
" alt=""/>Roaming không còn là dịch vụ xa xỉ nếu bạn là khách hàng của MobiFoneHãng điện thoại Trung Quốc AllCall mới đây đã tung ra một đoạn video giới thiệu về công nghệ Face ID mà họ đang phát triển để trang bị cho chiếc MIX 2.
Theo AllCall, công nghệ Face ID mà họ đang nắm giữ có khả năng nhận diện khuôn mặt chỉ trong 0,1 giây để mở khoá màn hình smartphone. Smartphone của AllCall cũng trang bị cụm camera trước độ phân giải HD cho nhiệm vụ nhận diện và phân tích điểm ảnh khuôn mặt. Có thể mở khoá màn hình điện thoại ngay cả khi người dùng đang chuyển động, đeo kính hay ở nơi thiếu sáng.
Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng - Nguyễn Thị Hiên phát biểu tại Hội thảo. Ảnh theo Bộ KH&CN
Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Ngọc Tuấn cho biết, Hải Phòng đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương có hoạt động khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo nổi bật của cả nước. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều hoạt động hỗ trợ góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố, tạo sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng doanh nghiệp đến cộng đồng xã hội và đạt được nhiều kết quả khả quan. Ngày 05/6/2017, UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt Kế hoạch số 1394 về “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2020” với mục tiêu hỗ trợ 100 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ít nhất 20% dự án gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư; phát triển 50 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ít nhất 20 doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, thành phố có nhiều định hướng trong việc triển khai Quyết định số 1665 ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, qua đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng trong thời gian học tập tại các trường cũng như tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp…
" alt=""/>Hải Phòng: Gắn kết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào xây dựng thành phố thông minh